Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Về hưu – Bạn đã nghĩ đến hay chưa?

Ngay cả khi bạn có được sự hỗ trợ cho “sự nghiệp” tiết kiệm của mình, việc có thực hiện được kế hoạch này hay không tất cả đều phụ thuộc vào quyết tâm của bạn. Bí quyết ở đây là chẳng có bí quyết nào cả. Ngoài sự lao động chăm chỉ của bạn để kiếm được đồng tiền (ngày càng nhiều hơn) là bạn cần chi tiêu một cách có kế hoạch. 

Nếu bạn 40 tuổi hoặc trẻ hơn, sẽ rất khó để nghĩ rằng mình cần bao nhiêu tiền cho cuộc sống hưu trí sau này. Chỉ bằng một số mẹo như sau, có thể giúp bạn tiết kiệm cho mình một con số kha khá, để không phải bận tâm khi bạn bước vào tuổi “hết lao động”. 

Tiết kiệm tùy thuộc vào độ tuổi
 

Rebecca Pace, một chuyên viên tài chính khuyên rằng bạn nên dành ít nhất 10% thu nhập của mình khi đang ở độ tuổi 20 – 30, thậm chí còn nhiều hơn nếu bạn là người độc thân. “Bạn không nên chờ đợi khi có thu nhập thật cao mới nghĩ đến chuyện dành dụm, hãy làm chuyện này từ bây giờ, ngay khi bạn có được nguồn thu nhập – dù điều này có vẻ rất khó khăn” 

Một lý do chính đáng cho việc tiết kiệm ngay từ bây giờ: Phần lớn chúng ta còn rất trẻ khi bắt đầu có những khoản thu nhập đầu tiên cho riêng mình, như thế sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển – đúng hơn là nâng cao số tiền mình sẽ nhận được vào mỗi tháng. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc tiết kiệm, nhất là khi bạn còn chưa vướng bận vào những trách nhiệm của cuộc sống như gia đình, con cái, … 

Ví dụ như: Nếu bạn đang ở tuổi 25. Và bạn muốn có một sổ tiết kiệm cho việc an hưởng tuổi già sau này là 100 triệu. Vậy thì việc dành dụm ngay từ bây giờ sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu so với việc bạn đợi đến 30, 40, hay thậm chí là 50 tuổi mới tiến hành “bỏ ống”. 

Một nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết mọi người đều dành ít nhất 15% tiền lương của họ để đầu tư vào các kế hoạch làm ăn hơn là dành cho khoản “lương hưu” sau này, thậm chí có khi còn lên đến 50% trong tổng thu nhập của họ. Có thể với những người này, “về hưu” là chuyện rất xa vời, là chuyện của tương lai; việc đầu tư làm ăn bây giờ là cần thiết hơn, là có lợi hơn. Điều này cũng đúng, nhưng sẽ đúng hơn khi bạn bước vào tuổi xế chiều với một khoản dành dụm kha khá, để không phải lo lắng vì phải nhờ vả đến con cái, đến trợ cấp xã hội hay các tổ chức từ thiện. 

Làm thế nào để có đủ tiền cho việc dành dụm? 

Có một thực tế là sẽ chẳng dễ dàng chút nào khi bạn bạn phải dành ra một khoản đáng kể cho việc hưu trí khi mà mỗi tháng bạn phải đối diện với hàng đống những hóa đơn cần thanh toán, hàng loạt những khoản chi tiêu cần thiết khác mà bạn không thể không để mắt đến. Có một tin tốt lành cho bạn đây: Bạn sẽ được sự hỗ trợ từ nhiều phía cho việc này. Bên cạnh khoản Bảo hiểm xã hội mà bạn và công ty cùng “đóng” vào mỗi tháng, bạn có thể sử dụng rất nhiều cá dịch vụ tiết kiệm từ những công ty bảo hiểm đang ngày càng phổ biến. Với các dịch vụ này, mỗi tháng bạn chỉ cần trích một khoản nhỏ trong bảng lương của mình chứ không cần phải tốn quá nhiều tiền để dành cho việc về hưu. 

Bí quyết tiết kiệm là ở bạn. 

Tôi không nói là bạn cần phải “thắt lưng buộc bụng” để dành tiền cho sổ tiết kiệm hưu trí, cách này chẳng có hiệu quả có khi còn gây tác dụng ngược. Bạn cũng không cần phải giảm thiểu những nhu cầu trong cuộc sống của mình vì sợ hoang phí tiền bạc. Chỉ cần bạn biết cách chi tiêu một cách hợp lý, và nhất là hãy dành ra một khoản nhất định vào mỗi tháng, mỗi kỳ lãnh lương – dù không nhiều nhưng phải đều đặn, không vì khó khăn quá hay một lý do nào khác mà ngưng việc này. Như một con ong chăm chỉ, số tiền chẳng đáng bao nhiêu mà bạn dành dụm mỗi tháng từ khi còn trẻ ấy sẽ là một khoản đáng kể, thậm chí là khá lớn ấy sẽ là quà tặng đáng giá dành cho tuổi già của bạn sau này. 

Sẽ bao bao giờ là quá sớm để bắt đầu một kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch để dành tiền về hưu. Có thể ban đầu có một chút khó khăn với bạn, thậm chí là thách thức khi bạn còn quá trẻ mà đã chuẩn bị cho việc “về hưu”. Nhưng, khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều khó khăn, việc tạo cho mình sự chủ động, nhất là chủ động về mặt tiền bạc là một việc cần thiết và hữu ích.

5 “lời khuyên” để tìm đúng việc làm

Đừng tìm hiểu quá nhiều, vì nếu bạn càng có nhiều thông tin, bạn càng bị rối trí để đưa ra quyết định. Mặt khác, hãy bày tỏ ý kiến của mình khi cảm thấy không thoải mái về bất kỳ khía cạnh nào trong công việc mới. Buổi phỏng vấn thứ hai sẽ là cơ hội để bạn nói rõ những quan tâm của mình. 

Khi bắt đầu tìm kiếm công việc, bạn tràn ngập hứng khởi cho một khởi đầu mới mẻ. Nhưng cẩn thận đừng để điều này làm “lu mờ” một yếu tố quan trọng: liệu bạn có phù hợp với môi trường làm việc mới hay không? 

Năm yếu tố dưới đây sẽ chỉ cho bạn điều đó: 


1. Biết mình muốn gì 

Nhiều ứng viên đã đánh giá sai khả năng thích nghi của mình với văn hóa làm việc không quen thuộc, vì họ không có thời gian để đánh giá, xem xét đây có phải là môi trường công sở thích hợp nhất với họ. Hãy nghĩ xem mình có thể phát triển được trong môi trường nào - áp lực hay dễ dàng? Mới mẻ hay truyền thống? Liệt kê một danh sách các giá trị công việc để bạn có thể nhận biết những yếu tố ấy có phù hợp với văn hóa của công ty mới hay không. 

2. Thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ 

Sẽ không khó khăn gì nếu bạn “phác thảo” bức tranh về môi trường làm việc của nhà tuyển dụng qua lời kể của bạn bè và thông tin trên các phương tiện truyền thông. Trước khi bước vào giai đoạn phỏng vấn, hãy làm bức tranh ấy thêm sâu sắc và chi tiết hơn. Bắt đầu với trang thông tin quảng bá của công ty, sau đó “lướt” qua một vài trang web tin tức và kinh doanh nắm bắt thêm thông tin. Nếu nhà tuyển dụng là một công ty nhà nước, hãy kiểm tra báo cáo hàng năm của công ty đó. 

3. Tìm hiểu qua hệ thống thông tin mật 

Những nhân viên đã và đang làm việc tại công ty là những người có thể cung cấp cho bạn cái nhìn cận cảnh thực sự giá trị của nhà tuyển dụng. Thậm chí nếu bạn không quen biết ai làm việc ở đây đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dò hỏi từ những đồng nghiệp tương lai lắm chứ. Đã đến lúc mở rộng mạng lưới xã hội của mình rồi. 

4. Học hỏi từ buổi phỏng vấn 

Chính buổi phỏng vấn là cơ hội tốt nhất để bạn tìm hiểu về môi trường làm việc của nhà tuyển dụng. Ví dụ, hãy xem xét không khí làm việc ở đây ra sao, liệu mọi người tham gia công việc một mình hay theo nhóm, họ có bị áp lực hoặc cô lập hay không? Khi gặp gỡ với nhà tuyển dụng, bạn có thể đưa ra những câu hỏi về văn hóa làm việc tại công ty như “điều gì khiến ngài thích thú nhất khi làm việc ở đây?”. 

5. Quan điểm của bạn 
Khi bạn thực hiện cuộc khảo sát, đừng vội nghĩ tổ chức này làm việc tốt ra sao mà trước tiên nên tìm hiểu nó có phù hợp với mình không đã. Vì có thể một công ty có môi trường làm việc phát triển, năng động chưa chắc phù hợp với phong cách làm việc của bạn. Do đó, hãy cân nhắc thật ký trước khi nhận lời vào làm bạn nhé.

Cuộc chiến đi săn lùng chất xám

Tuy nhiên, lương không phải là nguyên nhân duy nhất khiến các doanh nghiệp trong nước không thể nào bắt kịp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cuộc chiến nhân tài. Văn hóa công ty, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến giúp các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn.

Lương thưởng không phải là phương tiện duy nhất để các công ty giữ người tài, nhưng không thể phủ nhận vai trò của yếu tố tài chính này trong chiến lược thu hút và giữ người của các chuyên gia nhân sự.
Theo kết quả khảo sát lương sơ bộ của Navigos Group, nhiều công ty đã tiến hành điều chỉnh lương thưởng hai đến ba lần trong năm và tăng lương cho nhân viên theo nhiều mức khác nhau. Theo bà Lia Abella, Trưởng phòng Dự án của Navigos Group, nguyên nhân chủ yếu khiến các công ty tăng lương là nhằm ứng phó với lạm phát và giữ chân nhân viên. 

Lương vẫn là lý do “nhảy” việc chính 
Bà Lia tiết lộ kết quả khảo sát lương 2008 năm nay, phản ánh rõ nét những biến động của tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua và sẽ có một số dự báo từ nay đến cuối năm. Những số liệu ban đầu của cuộc khảo sát lương năm 2008 phần nào đã phản ánh được những biến động trên thị trường lương thưởng cũng như mong đợi của nhiều người lao động Việt Nam. 

Theo kết quả khảo sát nhanh mới nhất, tiến hành trên trang web VietnamWorks.com trong tháng 8/2008, thì trong tổng số 1.176 người tham gia trả lời, có 865 người - chiếm đa số với 74% cho rằng mức lương trên thị trường lao động Việt Nam từ nay đến cuối năm chắc chắn phải tăng. Trong khi đó, có 275 người - chiếm 23% cho rằng mức lương sẽ không có gì thay đổi và 36 người – tương đương 3% cho rằng mức lương sẽ giảm. 

Lương thưởng không phải là phương tiện duy nhất để các công ty giữ người tài nhưng không thể phủ nhận vai trò của yếu tố tài chính này trong chiến lược thu hút và giữ người của các chuyên gia nhân sự. Đã từng có một làn sóng chuyển dịch nhân lực trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng khi mà các công ty thi nhau đưa ra những mức lương hấp dẫn kèm theo chế độ phúc lợi hậu hĩnh. 

Theo một khảo sát nhanh tiến hành trong tháng 6/2008 trên VietnamWorks.com, có đến 4.479 người (tương đương 44%) trong tổng số 10.215 người trả lời cho biết mức lương hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất đối với họ khi chọn một công việc mới. Trong khi đó, một cuộc khảo sát khác trong tháng 6/2008 cũng trên trang web VietnamWorks.com với 5.435 người tham gia trả lời cho thấy nguyên nhân chính khiến họ quyết định nghỉ việc là do không hài lòng với mức lương, chiếm đa số với tỷ lệ bầu chọn là 46%. 

Theo bà Lia Abella, qua cuộc khảo sát cho thấy một mặt, tình hình tuyển dụng và xu hướng nhảy việc trong vài tháng trở lại đây đã chững lại vì cả nhà tuyển dụng và người tìm việc đều trở nên cẩn trọng hơn. Nhưng mặt khác nguy cơ mất người đối với các doanh nghiệp cũng không vì thế giảm đi. Bất kỳ biện pháp nào để ổn định tinh thần nhân viên và lèo lái doanh nghiệp trong thời điểm này đều cần thiết. 

Bà Lia Abella, cho biết thêm: “Một số công ty tham gia khảo sát lương năm nay chia sẻ họ đã phải điều chỉnh lương nhiều hơn một lần trong năm. Đồng thời, vào thời điểm này, chúng tôi nhận thấy hầu hết các công ty đều áp dụng biện pháp tài chính mà cụ thể là tăng lương để đối phó với tình hình hiện nay”. 

Tuy nhiên, tăng lương cũng chỉ là một trong nhiều cách để công ty gìn giữ người tài. Nhưng tăng bao nhiêu và tăng như thế nào là hợp lý cho cả doanh nghiệp và người làm việc không phải là những câu hỏi dễ trả lời. 

Phúc lợi là yếu tố quan trọng 

Với kinh nghiệm của mình, bà Lia Abella cho rằng: “Các doanh nghiệp và công ty nên sử dụng các giải pháp phi tài chính như tăng phúc lợi và các hình thức động viên nhân viên chứ không chỉ dựa vào cách duy nhất là tăng lương.Hiện ở Việt Nam cách này vẫn chưa được vận dụng được một cách tối đa”. 

Cùng với ý kiến này, một trưởng phòng nhân sự của Công ty SYM Việt Nam đã chia sẻ: “Quả thực thu hút người tài đã khó, giữ chân người tài còn khó hơn. Vì thế, phúc lợi là một yếu tố quan trọng để gắn kết họ lâu dài. Đó là cách đối đáp chân thành, sự quan tâm chu đáo. Ví dụ trợ cấp tiền nhà, tiền xăng xe, tặng quà các dịp sinh nhật, lễ, tết, quan tâm tới con cái...”. 

Đại diện của Công ty sản xuất lốp Yokohama Việt Nam cũng cho rằng, nên giữ chân nhân viên giỏi của mình bằng tình cảm và sự đối đáp tử tế. Điều này không phải là không có cơ sở, vì người Việt vốn trọng tình cảm, thích được quan tâm. Nếu cho bạn lựa chọn giữa 2 mức lương ngang nhau nhưng một công ty đối đãi với bạn như người nhà với một công ty coi bạn đơn giản chỉ là... người làm thuê, liệu bạn sẽ chọn nơi nào? Câu trả lời quá rõ ràng. 

Theo bà Winnie Lam, Giám đốc bộ phận Tư vấn nhân sự của Navigos Group, tại Việt Nam hiện đang có một cuộc chạy đua săn lùng lao động chất xám giữa khu vực doanh nghiệp và trong cuộc đua này doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể đuổi kịp doanh nghiệp FDI. Có những doanh nghiệp Việt Nam đang mất dần lao động chất xám theo thời gian. 

Bà Winnie Lam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động được một thời gian nên đã có một lực lượng lao động được đào tạo và bây giờ họ đang mất dần nhân tài cho các doanh nghiệp mới thành lập - những doanh nghiệp có túi tiền lớn hơn và có khuynh hướng tiêu tiền nhiều hơn trong giai đoạn khởi đầu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều nguồn lực tốt hơn là điều chắc chắn.  

Thực tế chứng minh dù các hỗ trợ của doanh nghiệp không nhiều về mặt vật chất nhưng tác động đến tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên sẽ rất lớn. Một cảm giác được doanh nghiệp quan tâm, san sẻ những khó khăn của bản thân sẽ là động lực lớn thúc đẩy nhân viên nỗ lực làm việc và chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Khi mà nhân viên muốn "qua mặt" sếp

Tuy nhiên, để có được chức vụ và sự tôn kính của mọi người, sếp cũng đã phải trải qua một thời gian thử thách cũng như chứng tỏ bản thân như bạn từ những ngày đầu bước chân vào công ty. Năng lực là cái quan trọng nhưng không phải là tất cả, kinh nghiệm, bản lĩnh, óc phán đoán, khả năng dung hòa mâu thuẫn, quyền lợi của cấp dưới mới là những yếu tố cần thiết nhất giúp sếp bạn leo lên được vị trí như ngày hôm nay. Thế nên, đừng nghĩ mình là người giỏi hơn sếp trước khi bạn nhìn nhận vấn đề một thời gian lâu dài thấu đáo. Nếu bạn thực sự có năng lực, bạn cần dùng nó để giúp đỡ sếp giải quyết công việc chứ đừng nên dùng nó làm "vũ khí" đối đầu với sếp. 

Môi trường công sở thường có những quy tắc bất di bất dịch theo kiểu truyền thống và mọi người chẳng ai bảo ai thường "im lặng" thực hiện. Phàm đã là nhân viên đi làm công ăn lương, không ai không muốn được lòng sếp. Thế nhưng, cũng có những con người tìm cách bứt phá khỏi khuôn khổ. Họ dám qua mặt sếp khi nghĩ mình là người giỏi hơn. 

Cầm tấm bằng du học bên trời Tây về, Tuấn tự tin bước vào một công ty khá tiếng tăm ở Hà Nội. Sếp của Tuấn còn rất trẻ, chỉ hơn Tuấn vài tuổi, chẳng du học nước nào, ngoại ngữ cũng tầm tầm bậc trung nhưng bù lại rất am hiểu lĩnh vực kinh doanh của công ty và có một phong thái đĩnh đạc của những người vốn được gọi là "sếp". Tuy nhiên, trong mắt Tuấn, tay trưởng phòng này thật sự tầm thường. 

Tuấn tự thấy năng lực chuyên môn của mình hơn hẳn, tuy có thiếu kinh nghiệm chút nhưng Tuấn nghĩ làm việc một thời gian ở đây mọi người sẽ nhận ra được ai là người giỏi hơn ai. Tuấn tự mình đặt ra một cuộc so tài, ngấm ngầm thể hiện bản thân bất cứ lúc nào có thế. Chính vì vậy, trong các cuộc họp nhóm, họp phòng, hễ có mặt sếp, Tuấn đều tìm cách nêu bật chính kiến, ý tưởng của mình và thẳng thừng chê bai các ý tưởng của sếp. Tuấn làm điều đó theo một kế hoạch dài hạn, đầy tính toán. Thành ra, thay vì chú tâm vào công việc, làm một nhân viên nhiệt huyết và mẫn cán thì Tuấn lại ngày đêm nghĩ cách làm sếp mất mặt. Các dự án Tuấn được giao chẳng bao giờ được hoàn thành đúng hẹn, đồng nghiệp cũng xa lánh vì cảm thấy tính tình anh chàng này kì cục, ngạo mạn và tinh tướng. Cho đến khi nhận quyết định rời khỏi công ty, Tuấn vẫn không thể giải thích được sếp của mình tại sao vẫn được mọi người yêu quí và công việc thì "xuôi chèo mát mái" đến vậy? 

Sếp là lãnh đạo nhưng suy cho cùng sếp cũng chỉ là một con người bình thường, mà người bình thường thì không thể hoàn hảo được. Nghĩa là trong mắt bạn, sếp dù có tuyệt vời, giỏi giang đến đâu thì cũng khó xoay xở khi một mình ôm đồm, giải quyết hết công việc và tất nhiên không thể không có sai lầm. 

Văn hoá công chức, suy đến cùng là văn hoá ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên. Anh rất trung thành – tốt. Anh rất giỏi nghiệp vụ – rất tốt. Nhưng anh đừng cố tỏ ra giỏi hơn sếp của anh.

Sẽ làm gì khi bị đồng nghiệp cướp công

Nếu như luôn nghĩ cách đối đầu với một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm và có nhiều năm làm việc hơn mình thì không đem lại lợi ích gì. Rất có thể bạn sẽ gây ra sự ác cảm với cấp trên và đồng nghiệp xung quanh, mà chưa chắc đã chứng minh được bạn đã bị cướp công. Coi đó như một bài học cho bản thân, nếu có cơ hội chứng minh năng lực của mình thì bạn sẽ biết cách để không lại bị đồng nghiệp kia hay bất kỳ một ai khác “nẫng tay trên” nữa. 

Trong công việc, bạn rất hợp với người đồng nghiệp này- một người mà từ trước tới nay bạn luôn cho rằng đó là mẫu đồng nghiệp lý tưởng khó tìm. Rồi vào một ngày đẹp trời, khi bạn đang vui mừng về những kế hoạch công việc đã được hoàn thành thì một tin như sét đánh ngang tai: Những ý tưởng và kết quả công việc của bạn đã bị người đồng nghiệp lý tưởng cướp mất. Không bằng chứng, không ai tin nếu bạn nói ra sự thật, lúc này bạn sẽ làm như thế nào? 

1. Khi bị cướp công
 

Minh Thanh làm trong phòng kế hoạch của một công ty thương mại khá lớn và uy tín. Là một nhân viên mới nên mọi cử chỉ hành động của cô luôn được kèm cặp bởi những “ma cũ” trong phòng, chỉ có Thanh Hương- một đồng nghiệp theo Thanh nhận xét: “nhiệt tình, năng động, luôn giúp đỡ người khác” là người duy nhất luôn chia sẽ mọi khó khăn trong công việc với cô. Vì thế, ngay từ khi mới “chân ướt chân ráo” vào công ty, Minh Thanh đã kết thân ngay với Thanh Hương. 

Rồi một ngày, khi trưởng phòng giao cho cả Thanh và Hương cùng thực hiện một dự án với đối tác nước ngoài. Với tình đồng nghiệp tốt đẹp sẵn có từ trước, Thanh đã rất vui mừng vì cùng được làm chung dự án với người bạn đồng nghiệp hiếm có của mình. Trong quá trình triển khai công việc, dù là nhân viên mới nhưng Thanh đã tỏ ra rất năng nổ và hoạt bát, tất cả mọi việc như: lên kế hoạch làm việc, tìm kiếm thông tin, liên hệ với đối tác hầu như đều do một mình Thanh đảm nhận. Hương còn khuyên Thanh nên tích cực làm việc chăm chỉ hơn nữa thì mới mong nhận được đánh giá cao từ cấp trên và những đồng nghiệp khác. 

Sau hai tháng triển khai kế hoạch, cuối cùng cả Thanh và Hương đều thở phào nhẹ nhõm vì mọi việc đã đâu ra đấy. Tất cả sẽ trở nên hoàn thiện và tốt đẹp hơn nếu đến ngày trình bày kế hoạch, vì sợ chưa có nhiều kinh nghiệm nên Thanh đã nhường Hương lên trình bày “kết quả” sau hai tháng mất ăn mất ngủ của cô. Nhưng thật không ngờ, trong cả buổi trình bày, cái tên Minh Thanh được nhắc tới rất ít, nếu có cũng chỉ là người đi tìm tài liệu hoặc làm những công việc vô cùng vặt vãnh, còn lại người chủ chính thức của bản kế hoạch này lại chính là Thanh Hương. Vì chỉ có hai người cùng thực hiện với nhau, Thanh Hương lại là người có kinh nghiệm làm việc và đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và đánh giá cao trước đó nên không đồng nghiệp nào lại không tin vào những điều cô đã thuyết trình. Rất uất ức và thất vọng, dù có giải thích cũng không ai tin mình, nên Minh Thanh bèn ngậm “bồ hòn làm ngọt”, lui về trong hoà bình mà trong lòng thì đầy mâu thuẫn: “Có phải tình đồng nghiệp của cô và Thanh Hương từ trước tới nay chỉ là giả tạo? Tại sao Hương lại cướp trắng công của mình như vậy?”…. 

Sau khi kế hoạch được triển khai và thành công, Thanh Hương đã được lên chức trưởng phòng, còn Mai Thanh thì vẫn nằm trong “Bản danh sách nhân viên cần bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ”. Cũng từ đó, Mai Thanh cũng không tin tưởng bất cứ vị đồng nghiệp nào và mối quan hệ của cô với “người đồng nghiệp lý tưởng” cũng đã tan biến như nó chưa từng bao giờ tồn tại. 

2. Khi bị cướp công, nên làm thế nào? 
Là một nhân viên mẫn cán, chăm chỉ và tận tuỵ với công việc, sự đóng góp công sức cho công ty không phải là con số ít, nhưng rồi bạn phát hiện ra rằng, bạn đã bị đồng nghiệp “nẫng tay trên” mọi thành quả. Lúc này, nên làm thế nào? 

A. Gửi tin nhắn, Email. 

Bạn đã quá ức chế và không muốn gặp lại “cái bản mặt” khó ưa của kẻ đã cướp công sức của mình thì tốt nhất hãy viết cho họ một bức thư bằng Email hoặc gửi tin nhắn đến cho họ. Trong thư hoặc tin nhắn hãy nêu rõ công sức bạn đã bỏ ra như thế nào? Bạn đã làm được những gì và thu được kết quả gì cho công việc của mình? Điều quan trọng nhất là phải đưa ra được chứng cứ xác thực, “nhân chứng, vật chứng” đầy đủ thì mới thuyết phục được kẻ đã “cướp công” của bạn. Đồng thời nên “cảnh cáo” kẻ xấu kia rằng bạn hoàn toàn có khả năng lấy lại sự công bằng cho mình, bạn sẽ tạo cho họ cơ hội để cải chính những thông tin trước đó, nếu không khi mọi việc được sáng tỏ thì người bị tổn hại nhiều nhất chính là người đồng nghiệp đó chứ không phải là bạn. 

B. Rút khỏi cuộc chiến 

Nghe thì có vẻ không phải là một biện pháp tốt, nhưng đối với một số người thì cách giải quyết này không hẳn là không có lợi. Nhiều nhân viên bị rơi vào hoàn cảnh như Minh Thanh trong câu chuyện trên cũng đã chọn “rút lui trong hoà bình” làm phương pháp giải quyết. Để giải thích về việc làm này, một số người đã lý giải như sau: Là một nhân viên mới, phải nghĩ đến cái gì thực sự quan trọng với mình nhất. 

C. Nếu không muốn bị đồng nghiệp “cướp công” 

Để tránh bị đồng nghiệp cướp công, điều quan trọng nhất là bạn nên tự tin vào bản thân mình. Đồng thời nên khen ngợi đồng nghiệp nhiều hơn nữa. Nếu khen ngợi đồng nghiệp nhiều thì họ sẽ cảm thấy rằng họ luôn hơn bạn, và với một người hơn hẳn đẳng cấp và trình độ như vậy (theo cách họ nghĩ) thì không mấy ai lại lo tranh công với những người kém cạnh mình. 

Hoặc như bạn nên thay đổi cách xưng hô từ “chúng tôi” sang “tôi”. Đơn giản là vì cách xưng hô này sẽ giúp bạn thêm tự tin vào bản thân mình, hơn nữa nó sẽ chứng minh rằng: Bạn hoàn toàn có khả năng và tự tin để hoàn thành tốt công việc được giao mà không cần sự trợ giúp từ người khác. Hơn nữa, nếu xưng “tôi” thì ai cũng hiểu rằng bạn chỉ làm công việc này một mình và yên tâm sẽ không có ai đến “cướp công” của bạn được.

“Hậu” cuộc phỏng vấn: Làm thể nào để “nổi” hơn?

Bằng những bước đi này, bạn sẽ thể hiện được sự nhiệt tình và tính chuyên nghiệp của bản thân trong công việc. Từ đó bạn đã tự cho mình một chỗ đứng cách biệt so với các ứng viên khác. 
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng phỏng vấn đã là vòng quan trọng và cuối cùng trong quá trình tìm việc. Nhưng điều bạn làm sau khi phỏng vấn cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp bạn được tuyển dụng. 
Nếu bạn nghĩ rằng hậu phỏng vấn nghĩa là bạn chỉ cần ngồi nhà và chờ đợi thì chính bạn đang đánh mất cơ hội của bản thân. Dù bạn đã có CV đẹp, một buổi phỏng vấn mỹ mãn nhưng ai đảm bảo rằng trong số các ứng viên khác không có người có được những yếu tố đó giống như bạn. Vậy làm sao để bạn được đứng thứ nhất trong danh sách của nhà tuyển dụng? 

Hãy làm theo những bước dưới đây để giúp bạn nổi bật hơn hẳn so với các ứng viên khác: 

1. Chỉ sau khi phỏng vấn khoảng vài giờ (không nên đợi đến ngày hôm sau), hãy gọi điện cho người phỏng vấn chính và trực tiếp nói lời cảm ơn ông/ bà đó vì đã dành thời gian cho bạn. 

2. Tận dụng cuộc điện thoại cảm ơn đó để nói thêm thông tin mà bạn có thể đã quên chưa đề cập đến trong buổi phỏng vấn. Ví dụ: bạn chưa đề cập đến các kỹ năng sử dụng các sản phẩm công nghệ trong làm việc như máy fax, máy tính, máy in, hay kỹ năng tra cứu nhanh và hiệu quả. 

3. Gửi một lá thư cảm ơn đến vào ngày hôm sau buổi phỏng vấn. Bạn có thể viết thư tay, thư điện tử hoặc gửi fax, chỉ cần đảm bảo rằng chúng đến đúng thời điểm. Trong thư bạn nên đề cập ngắn gọn đến mong muốn và đam mê của bạn cho vị trí công việc họ đang tuyển dụng đó một lần nữa. 

4. Nếu có một nhóm người phỏng vấn bạn thì bạn chỉ cần gửi một lá thư duy nhất cho từng người trong nhóm để nói lời cảm ơn và thể hiện mong muốn được nhận vào làm. Lưu ý tuyệt đối không nên dùng những dạng thư viết sẵn. 

5. Nếu bạn có người hỗ trợ nổi tiếng trong danh sách người giới thiệu trong CV của bạn thì hãy đề nghị họ giúp đỡ bằng cách viết thư hoặc gọi điện tới nhà tuyển dụng đó và giới thiệu qua về bạn. 

Hãy giữ cho thông tin về bạn luôn hiện hữu trong trí nhớ nhà tuyển dụng và bạn sẽ trở thành ứng viên được chọn cho vị trí đó.

“Phục hồi” sau một buổi phỏng vấn thất bại

Đôi khi sự thất bại vượt quá khả năng sửa sai. Nếu nhà tuyển dụng từ chối mọi nỗ lực “cứu vớt” thất bại của bạn, vậy thì bạn nên từ bỏ và tập trung cho những cơ hội việc làm tiếp theo. Đừng quá “đắm chìm” trong cơ hội “bỏ lỡ” ấy hay để nó lấy đi sự tự tin của bạn. Nhớ rằng bạn đã vượt qua rất nhiều thí sinh khác để có mặt trong phòng phỏng vấn ngày hôm đó cơ mà. 

Một buổi phỏng vấn thất bại có thể làm bạn mất cơ hội nhận công việc. Thế nhưng không có nghĩa bạn không còn cơ hội thuyết phục nhà tuyển dụng thêm một lần nữa. Với 1 vài gợi ý sau, bạn có thể “phục hồi” thất bại và nhận được công việc mình thích. 

Viết một bản đánh giá 

Nếu bạn muốn đứng dậy sau buổi phỏng vấn thất bại, vậy thì đừng để sự buồn chán, tức giận làm “lu mờ” sự tỉnh táo của bạn. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là đánh giá tình huống một cách khách quan băng cách viết ra những nguyên nhân gây ra thất bại - bao gồm các câu hỏi gây hiểu làm, những thêm thắt không thuyểt phục hay những chi tiết quan trọng bạn quên không đề cập tới. Sau khi hoàn thành bản đánh giá, bạn nên tìm ra phương cách sửa sai những lỗi lầm ấy. 

Phương pháp lập bảng này rất hữu ích để tìm ra liệu bạn có sẵn sàng “vạch tội” bản thân hay không. Nếu bạn có mối liên hệ với công ty, hãy hỏi người quen tìm hiểu thêm chi tiết vì sao mình thất bại. Những sai sót ban đầu đó giúp cho bạn rất nhiều trong việc tìm được công việc thích hợp sau này. 

Tiếp cận nhà tuyển dụng 
Phụ thuộc vào độ khẩn cấp của tình huống như thế nào, bạn có thể gọi điện cho nhà tuyển dụng để xác nhận những sai sót của mình. Tuy nhiên, bạn nên đợi ít nhất một ngày sau để tránh những tác động của cảm xúc. Khi bạn gọi, hãy cảm ơn nhà tuyển dụng đã nhận lời trò chuyện và đề cập ngay đến những chủ đề bạn đã liệt kê trong bản đánh giá. 

Một cách thông thường khác để tiếp cận nhà tuyển dụng đó là gửi lời cảm ơn bằng thư tay hoặc thư điện tử. Động thái này sẽ giúp bạn tạo ra một cơ hội mới để quảng bá bản thân cũng như “đền bù” những sai lầm trước đó. Nếu cơ hội không nhiều, bạn vẫn có thể bộc lộ mong muốn được gặp mặt nhà tuyển dụng lần nữa, nhưng đừng nói rõ đó là buổi phỏng vấn thứ hai. . 

Yêu cầu một buổi phỏng vấn tiếp theo 

Nếu hai bước trên chưa thành công hay bạn cảm thấy tình huống cần những phương pháp “mạnh mẽ” hơn, vậy thì đã đến lúc cần đến “sự cứu trợ” của buổi phỏng vấn thứ hai. Việc bạn nên làm đó là gọi điện cho nhà tuyển dụng và yêu cầu có cơ hội thứ hai để phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn nên tránh hỏi xin bằng thư điện tử vì nhà tuyển dụng sẽ khó từ chối bạn nếu được trò chuyện trực tiếp. 

vViệc hỏi xin một cơ hội được phỏng vấn tiếp không khác gì đặt cượt một trò chơi mạo hiểm. Do vậy, bạn chỉ nên thực hiện bước này một khi bạn “không còn gì để mất” mà thôi. 

Tiếp tục tiến bước 

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo buổi phỏng vấn tiếp theo ở công ty khác phải thành công hơn bằng cách học hỏi từ những sai lầm trước đó. Hãy xem lại bản đánh giá một lần nữa và cố gắng xác định đâu là vấn đề lớn nhất bạn cần giải quyết. Sau đó thiết lập những chiến lược nhằm bảo vệ việc xảy ra sai sót.